Thanh toán điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, mang lại tiện ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không tiền mặt vẫn gặp nhiều thách thức. Bài viết này sẽ khám phá các cơ hội, thách thức và yếu tố quan trọng giúp thanh toán điện tử tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
1. Tổng quan về thanh toán điện tử tại Việt Nam
Thanh toán điện tử (hay thanh toán trực tuyến) là phương thức thực hiện giao dịch tài chính qua các thiết bị thông minh như điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet, mang lại sự thuận tiện và nhanh chóng cho người dùng khi thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ. |
1.1. Xu hướng thanh toán điện tử tại Việt Nam
Trong nghiên cứu của Visa về Thái độ của người tiêu dùng năm 2023, thói quen không mang tiền mặt đang gia tăng tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2022, 77% người tham gia khảo sát tự tin rằng họ có thể không sử dụng tiền mặt trong 3 ngày. Đến năm 2023, khảo sát với 1.000 người tiêu dùng cho thấy thời gian trung bình không sử dụng tiền mặt đã tăng lên 11 ngày mỗi tháng, phản ánh xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ sang thanh toán điện tử tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam đang sử dụng thanh toán điện tử bên cạnh tiền mặt
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước, năm 2023, tổng số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trên cả nước đã tăng gần 50% so với năm 2022. Thay vào đó, người tiêu dùng sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nhanh chóng, tiện lợi, hạn chế tiếp xúc. Kể từ đại dịch COVID-19, thói quen thanh toán không tiếp xúc đã được người tiêu dùng tiếp nhận rộng rãi và duy trì cho đến nay, với các ứng dụng thanh toán trực tuyến ngày càng được cải tiến và dễ sử dụng hơn.
Với đà tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, nghiên cứu từ Visa năm 2024 cho thấy Việt Nam dẫn đầu thị trường Đông Nam Á về tỷ lệ chuyển đổi thanh toán số, trong đó ví điện tử là phương thức thanh toán được ưa chuộng. Thực tế tháng 5-2024, 70% giao dịch trực tiếp được thực hiện trên thẻ Visa tại Việt Nam là thanh toán không tiếp xúc, chứng tỏ sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các phương thức thanh toán điện tử tiện lợi và an toàn.
Visa là một trong những đơn vị phát hành thẻ chip contactless, tạo điều kiện thanh toán không tiếp xúc
1.2. Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến tại Việt Nam
Các hình thức thanh toán điện tử tại Việt Nam không chỉ giúp tối ưu hóa giao dịch mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt. Dưới đây là 4 hình thức thanh toán điện tử phổ biến đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Thanh toán qua cổng thanh toán
Cổng thanh toán là nền tảng trung gian kết nối ngân hàng của người mua và ngân hàng của người bán. Các dịch vụ như VNPAY-QR, MoMo, hay ZaloPay cho phép người dùng thanh toán khi mua sắm trên website hoặc các sàn thương mại điện tử một cách nhanh chóng qua qua tính năng QR-Pay trên Mobile Banking hoặc thanh toán bằng thẻ quốc tế và nội địa.
Thanh toán bằng ví điện tử
Tại Việt Nam, ví điện tử như ví VNPAY, MoMo, và ZaloPay là phương thức thanh toán phổ biến, cho phép người dùng liên kết với thẻ/tài khoản ngân hàng, lưu trữ tiền trực tuyến và thực hiện thanh toán hoá đơn, đặt vé xe, mua sắm, chuyển tiền,.. Với sự gia tăng người dùng smartphone và các chương trình ưu đãi hấp dẫn như mã khuyến mại và hoàn tiền, ví điện tử đã trở thành phương thức thanh toán điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam.
Ví VNPAY là ví điện tử an toàn, giúp người tiêu dùng thanh toán nhanh chóng qua điện thoại với nhiều tính năng tiện lợi
Thanh toán không tiếp xúc
Thanh toán không tiếp xúc là phương thức cho phép người tiêu dùng thanh toán nhanh chóng bằng cách chạm thẻ chip contactless hoặc thiết bị thông minh có NFC vào máy POS để thực hiện thanh toán. Đây là hình thức thanh toán đang tăng trưởng mạnh mẽ trong các giao dịch nhỏ, đặc biệt tại các điểm bán lẻ và siêu thị.
Thanh toán NFC mang lại sự tiện lợi khi người dùng có thể thanh toán ngay trên đồng hồ thông minh.
Thanh toán thẻ
Thanh toán thẻ ngân hàng vật lý là hình thức thanh toán truyền thống nhưng vẫn phổ biến tại Việt Nam. Các ngân hàng cung cấp thẻ được phát hành bởi các hệ thống Visa, Mastercard, JCB, Napas, đáp ứng nhu cầu thanh toán cả trực tuyến và tại các cửa hàng của người tiêu dùng. Việc sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán trực tuyến, như nhập thông tin thẻ khi mua hàng online, ngày càng trở nên phổ biến.
2. Lợi ích và hạn chế của thanh toán điện tử với người tiêu dùng và doanh nghiệp, hộ kinh doanh
2.1. Lợi ích của thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn, hình thức này đang dần thay thế phương thức thanh toán truyền thống. Hãy cùng khám phá những lợi ích nổi bật của thanh toán điện tử.
2.1.1. Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Giảm chi phí quản lý tiền mặt và đơn giản hóa quy trình thanh toán
Thanh toán điện tử giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh giảm thiểu các chi phí liên quan đến tiền mặt như chi phí vận chuyển, lưu trữ và bảo vệ tiền. Việc xử lý tiền mặt có thể tốn nhiều thời gian và công sức, cũng như đối mặt với rủi ro liên quan đến an ninh. Chuyển sang thanh toán điện tử giúp đơn giản hóa quy trình, giảm sai sót và giúp việc quản lý tài chính hiệu quả hơn.
Tăng trưởng doanh thu nhờ khả năng thanh toán nhanh chóng và tiện lợi
Thanh toán điện tử tạo điều kiện cho người mua thực hiện giao dịch nhanh chóng, thuận tiện chỉ trong vài giây, từ đó khuyến khích họ chi tiêu nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp tăng tần suất giao dịch mà còn mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.
Với thanh toán không tiền mặt, doanh nghiệp Việt Nam nâng cao trải nghiệm khách hàng, giúp họ thanh toán mọi lúc, mọi nơi một cách tiện lợi
2.1.2. Đối với người tiêu dùng
Tiện lợi, an toàn và bảo mật khi giao dịch
Thanh toán điện tử tại Việt Nam mang lại sự tiện lợi khi người tiêu dùng có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng từ bất kỳ đâu, chỉ với một thiết bị kết nối internet. Các phương thức này thường sử dụng công nghệ bảo mật tiên tiến như mã hóa dữ liệu và xác thực hai yếu tố, giúp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân và tài chính của người dùng, đảm bảo sự an tâm khi giao dịch trực tuyến.
Tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính
Thanh toán điện tử tại Việt Nam giúp người tiêu dùng thực hiện các giao dịch nhanh chóng và chính xác mà không cần phải đến ngân hàng hay cửa hàng. Các dịch vụ tài chính như thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, gửi tiền hay vay tiền đều có thể thực hiện nhanh chóng và thuận tiện chỉ qua vài thao tác trên thiết bị thông minh, giúp người tiêu dùng tiếp cận các tiện ích tài chính một cách dễ dàng.
Đối với người tiêu dùng, thanh toán điện tử giúp giao dịch nhanh chóng, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi
2.2. Hạn chế của thanh toán điện tử
Mặc dù thanh toán điện tử mang lại nhiều lợi ích, song hình thức này vẫn tồn tại một số hạn chế người tiêu dùng và doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần cân nhắc.
Yêu cầu kết nối Internet
Thanh toán điện tử phụ thuộc vào kết nối internet ổn định để thực hiện giao dịch. Nếu người dùng không có kết nối mạng hoặc kết nối không ổn định, họ sẽ không thể thực hiện giao dịch, gây gián đoạn trong việc mua sắm hoặc thanh toán.
Người dùng không thể hoàn tất giao dịch khi không có Internet, gây gián đoạn thanh toán hoặc mua sắm trực tuyến
Yêu cầu về thiết bị tương thích
Một số hình thức thanh toán điện tử tại Việt Nam yêu cầu thiết bị có tính năng hoặc hệ điều hành cụ thể để tương thích với ứng dụng hoặc nền tảng thanh toán. Và doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng các thiết bị cũ hoặc không hỗ trợ công nghệ mới có thể gặp khó khăn khi áp dụng các phương thức thanh toán điện tử.
3. Cơ hội phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam
Chính phủ đã và đang đưa ra các chính sách thúc đẩy thanh toán điện tử tại Việt Nam
Một trong những mục tiêu quan trọng là tăng cường thu thuế và giảm tham nhũng thông qua việc minh bạch hóa các giao dịch tài chính. Đồng thời, các chính sách và nghị định mới cũng được ban hành để khuyến khích doanh nghiệp và hộ kinh doanh tận dụng các phương thức thanh toán điện tử, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam như: Kế hoạch Chuyển đổi số ngành ngân hàng, kế hoạch triển trai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025,...
Thói quen sử dụng điện thoại thông minh và thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau đại dịch Covid-19.
Số lượng người dùng điện thoại thông minh dự báo sẽ đạt 82,17 triệu người vào năm 2025 (Statista, 2021a), cho thấy sự phổ biến của thiết bị này. Cùng với đó, việc mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành thói quen của người tiêu dùng, đặc biệt tại các đô thị và thành phố lớn. Báo cáo Datareport Việt Nam 2024 cho thấy Việt Nam có 78,44 triệu người dùng Internet, chiếm 79% dân số, trong đó kết nối di động đạt tỷ lệ 169% dân số, phản ánh nhu cầu sử dụng Internet và điện thoại tại Việt Nam là rất cao.
Bên cạnh đó, Báo cáo về bối cảnh thanh toán tại Việt Nam trong “Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng” do Visa thực hiện cho thấy Việt Nam dẫn đầu chuyển đổi thanh toán số tại Đông Nam Á, với hơn 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại để thanh toán hàng hóa và dịch vụ ít nhất một lần mỗi tuần.
Giới trẻ thường ưa chuộng hình thức mua sắm và thanh toán điện tử vì tính tiện lợi và nhanh chóng, thay vì sử dụng tiền mặt.
Sự gia tăng về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch trong thanh toán điện tử tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ qua từng năm.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng mạnh mẽ, với giao dịch qua internet tăng khoảng 88% về số lượng. Thanh toán qua điện thoại di động cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, với mức tăng hơn 65% về số lượng giao dịch. Đặc biệt, phương thức thanh toán qua mã QR đã có sự bùng nổ, với mức tăng lên tới hơn 160% về số lượng giao dịch. Những con số này cho thấy xu hướng mạnh mẽ chuyển sang các phương thức thanh toán điện tử, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi và nhanh chóng.
Nghiên cứu của Visa về sự thay đổi hành vi tiêu dùng cho thấy, dân số vàng trong độ tuổi lao động ngày càng quen thuộc với thói quen chi tiêu và mua sắm trực tuyến, thúc đẩy sự phát triển của thanh toán điện tử. Với những xu hướng tích cực này, thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
4. Giải pháp VNPAY SoftPOS - Bước đột phá trong việc phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam
VNPAY SoftPOS là giải pháp thanh toán điện tử tiên tiến, biến điện thoại Android thành máy POS, chấp nhận thanh toán NFC. Đây là một giải pháp tiện lợi và an toàn, giúp giải quyết nhiều thách thức trong ngành thanh toán tại Việt Nam. Với khả năng thanh toán không tiếp xúc và không cần thiết bị phần cứng đắt tiền, VNPAY SoftPOS mang lại những ưu điểm vượt trội như:
-
Tiết kiệm chi phí: VNPAY SoftPOS không yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư hay thuê máy POS, giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các ngành như F&B, bán lẻ, làm đẹp... Giải pháp này mở rộng kênh thanh toán mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng.
-
Thanh toán nhanh chóng, chấp nhận đa dạng thẻ: Chỉ mất 3 giây để hoàn tất giao dịch và nhận thông báo tức thì trên ứng dụng VNPAY Merchant. VNPAY SoftPOS hỗ trợ liên kết với ngân hàng và các đối tác hệ thống thẻ tại Việt Nam, cho phép người dùng thanh toán qua các thẻ Visa/Mastercard/JCB/Napas và các dịch vụ thanh toán di động như Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay.
VNPAY SoftPOS cho phép khách hàng thanh toán chỉ với một chạm, nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngay trên chiếc smartphone của mình.
-
Phí giao dịch cạnh tranh: VNPAY SoftPOS có mức phí ưu đãi chỉ từ 0.6%/giao dịch cho hộ kinh doanh, mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp.
-
Bảo mật thông tin, an toàn cao: Giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế như PCI SSC, PCI CPoC, EMV Co, OWASP, PCI DSS 4.0 Cấp độ 1, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi giao dịch.
Thanh toán điện tử tại Việt Nam đang là xu hướng, mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với phương thức thanh toán truyền thống. Trong đó, VNPAY SoftPOS là giải pháp dễ dàng tiếp cận, giúp các hộ kinh doanh và điểm bán vừa và nhỏ nâng cao trải nghiệm thanh toán cho khách hàng.
Liên hệ tư vấn và đăng ký sử dụng giải pháp thanh toán VNPAY-POS:
|