NFC là công nghệ kết nối không dây hiện đại, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thanh toán điện tử, chia sẻ dữ liệu, xác thực sinh trắc,... Cùng VNPAY tìm hiểu cách thức hoạt động và các ứng dụng phổ biến của NFC trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về NFC
1.1. NFC là gì?
NFC (Near-Field Communication) là chuẩn kết nối không dây, hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ trường trong phạm vi tầm ngắn. Các thiết bị có hỗ trợ NFC khi được tiếp xúc hoặc đặt gần nhau trong phạm vi dưới 4cm sẽ nhanh chóng kết nối và truyền nhận thông tin.
1.2. Nguyên lý hoạt động của NFC
NFC có cơ chế hoạt động độc lập với tốc độ đường truyền nhanh chóng và độ bảo mật cao:
-
Giao tiếp không dây tầm ngắn: NFC hoạt động theo nguyên lý không dây truyền thống với khoảng cách rất ngắn - chỉ 4cm, tăng cường khả năng bảo mật thông tin dữ liệu cao hơn so với các công nghệ không dây khác.
-
Sử dụng sóng radio tần số cao: NFC sử dụng sóng radio ở tần số cao (khoảng 13,56 MHz) để truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 106,212 hoặc 424 kilobit/giây. Khi chạm hoặc đặt gần nhau, hai thiết bị NFC sẽ tạo một trường điện từ và bắt đầu kết nối, truyền thông tin, hình ảnh, file âm thanh,... nhanh chóng.
-
Không cần kết nối với mạng: NFC hoạt động độc lập, không cần kết nối internet hay bất kỳ mạng nào khác. Cơ chế độc lập giúp quá trình truyền dữ liệu diễn ra ổn định, nhanh chóng.
-
Hai chế độ hoạt động khép kín: Được thực hiện theo phương thức truyền tải thông tin trực tiếp, giúp đẩy nhanh tốc độ truyền, mang đến sự an tâm cho người dùng về tính bảo mật dữ liệu cao, bao gồm:
-
Chế độ đọc/ghi: Cho phép người dùng đọc hoặc ghi dữ liệu vào thẻ NFC.
-
Chế độ đối tác: Cho phép hai thiết bị NFC giao tiếp với nhau để trao đổi dữ liệu.
-
-
Thiết bị tương thích: Có mặt trên hầu hết các thiết bị thông minh trên hệ điều hành Android và iOS như điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, tai nghe bluetooth, tai nghe True wireless cao cấp.
Công nghệ NFC giúp kết nối điện thoại với nhiều thiết bị khác như tai nghe, đồng hồ,...
2. 6 Lợi ích của NFC đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp, hộ kinh doanh
2.1. Lợi ích với người tiêu dùng
NFC được đông đảo người dùng hưởng ứng bởi công nghệ mang đến nhiều tiện lợi trong sinh hoạt, đời sống.
Thanh toán nhanh chóng, an toàn
Thanh toán không tiếp xúc bằng công nghệ NFC hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều điểm bán nhờ tính linh hoạt, tiện lợi cho người tiêu dùng. Khi thanh toán, người mua chỉ cần thao tác chạm thẻ hoặc các thiết bị thông minh vào máy quét POS để hoàn tất giao dịch trong vài giây.
Trong quá trình truyền nhận, thông tin thẻ được mã hóa hai chiều, truyền - nhận trong phạm vi ngắn, giúp giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu.
Người dùng có thể thanh toán dễ dàng thông qua một cú chạm
Chia sẻ dữ liệu dễ dàng
Người dùng chỉ cần chạm hai thiết bị có NFC để nhanh chóng truyền danh bạ, hình ảnh, liên kết mà không cần kết nối mạng hoặc mở bluetooth. Bên cạnh đó, công nghệ NFC cũng hỗ trợ kết nối các thiết bị thông minh như loa Bluetooth, tai nghe,... một cách dễ dàng chỉ qua một cú chạm.
2.2. Lợi ích với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
Không những mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng, công nghệ NFC còn hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong khâu vận hành, quản lý.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng mới
Quá trình thanh toán bằng NFC chỉ diễn ra trong vòng vài giây, giảm thiểu thời gian chờ đợi, nâng cao trải nghiệm người mua, đồng thời củng cố hình ảnh doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ thuận tiện hơn trong quá trình thu thập dữ liệu khách hàng, phân tích hành vi mua sắm để đề ra các chiến lược marketing phù hợp.
Thanh toán bằng công nghệ NFC giúp rút ngắn thời gian hoàn thành giao dịch
Tăng hiệu quả quản lý
Khi các mặt hàng được quét bằng các thiết bị hỗ trợ NFC, cơ sở dữ liệu hàng tồn kho sẽ được cập nhật nhanh chóng theo thời gian thực. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng NFC để xác thực danh tính phục vụ cho mục đích chấm công.
Với công nghệ NFC, nhiều quy trình được tự động hóa, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức vận hành và quản lý.
3. 5 ứng dụng phổ biến của NFC
3.1. Thanh toán di động
Để thực hiện thanh toán, người mua sẽ chạm thẻ hoặc thiết bị thông minh vào máy POS. Công nghệ giao tiếp từ trường gần sẽ kết nối hai thiết bị hỗ trợ NFC ở gần nhau, thực hiện truyền thông tin thẻ đã được mã hóa hai chiều đến thiết bị thanh toán.
Trong quá trình thanh toán NFC, thông tin giao dịch được mã hóa và truyền đi với khoảng cách ngắn. Bên cạnh đó, mọi giao dịch đều yêu cầu xác thực bằng vân tay, mã PIN hoặc nhận diện khuôn mặt từ phía người giao dịch, tăng khả năng bảo mật, chống gian lận và truy cập trái phép.
VNPAY SoftPOS là một giải pháp thanh toán ứng dụng công nghệ NFC tiên tiến, biến điện thoại Android thành máy POS, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:
-
Công nghệ hàng đầu: Ứng dụng công nghệ NFC để thực hiện thanh toán không tiếp xúc, chấp nhận thẻ contactless hoặc dịch vụ thanh toán trên thiết bị thông minh như Apple Pay, Samsung Pay, Google Pay theo tiêu chuẩn bảo mật cao.
-
Tối ưu chi phí: Tận dụng điện thoại làm máy POS giúp tiết kiệm chi phí mua, thuê, bảo trì thiết bị POS.
-
Bảo mật đạt chuẩn quốc tế: VNPAY SoftPOS đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật PCI CPoC do Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật ngành Thẻ thanh toán công nhận, cùng các tiêu chuẩn kép như EMV Co, PCI DSS 4.0 cấp độ 1, OWASP, đảm bảo an toàn tối đa cho đơn vị chấp nhận thanh toán và khách hàng.
Quy trình thanh toán không tiếp xúc bằng công nghệ NFC với VNPAY SoftPOS diễn ra chỉ trong vòng 3 giây
3.2. Chia sẻ dữ liệu
NFC hỗ trợ người dùng chia sẻ hình ảnh, liên lạc, tệp tin,... nhanh chóng mà không cần kết nối mạng hay bluetooth.
Để sử dụng, người dùng đặt mặt sau hai thiết bị thông minh có hỗ trợ NFC gần nhau đến khi hiển thị thông báo “Chạm để truyền” và chạm vào màn hình để bắt đầu truyền tải dữ liệu. Một số điện thoại có hỗ trợ tính năng chia sẻ dữ liệu một chạm gồm: Các dòng Iphone từ 6 trở lên, Samsung Galaxy A, Samsung Galaxy M, Samsung Galaxy S, Samsung Galaxy Z,...
Quá trình truyền dữ liệu diễn ra nhanh chóng mà không cần thêm một kết nối nào khác
3.3. Khóa điện tử
Đây là một ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm cửa thông minh, khóa xe ô tô, khóa cổng an ninh,... Thẻ từ NFC vật lý hoặc thẻ được tích hợp vào thiết bị thông minh sẽ truyền tín hiệu đến ổ khóa (thiết bị nhận tín hiệu). Khi thẻ từ NFC tiếp xúc gần đầu đọc thẻ trên thân khóa, cửa sẽ tự động mở ra.
Ứng dụng thẻ từ NFC trong khóa điện tử mang đến sự nhanh chóng, an toàn, tiện lợi. Bên cạnh đó, thẻ NFC có chức năng ghi nhớ dữ liệu, giúp người dùng dễ dàng theo dõi thời gian mở cửa thông qua ứng dụng.
Sử dụng thẻ từ NFC tích hợp trong điện thoại để mở cửa xe nhanh chóng
3.4. Hệ thống thẻ thông minh
Công nghệ NFC được sử dụng phổ biến ở các loại thẻ như: Thẻ căn cước công dân, thẻ ngân hàng, thẻ doanh nghiệp,... Thẻ từ được tích hợp một con chip NFC, người dùng chỉ cần sử dụng điện thoại và chạm vào phần chip để xác thực sinh trắc học, đồng thời dễ dàng lưu trữ thông tin một cách an toàn, bảo mật.
Các ngân hàng hiện nay đều đã chuyển đổi sang thẻ chip contactless, mang đến sự tiện lợi cho người dùng
3.5. Xác thực danh tính
Xác minh danh tính thông qua NFC được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xác nhận quyền truy cập. Bên cạnh đó, các ví điện tử, cổng thanh toán, ngân hàng hay ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng sử dụng công nghệ này, giúp người dùng xác minh thông tin cá nhân, xác thực sinh trắc học một cách nhanh chóng, an toàn.
Bên cạnh đó, công nghệ NFC cũng được ứng dụng để giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thông tin, nguồn gốc, thành phần sản phẩm chỉ bằng một cú chạm.
Người dùng quét căn cước công dân để tiến hành xác thực sinh trắc học nhằm đảm bảo an toàn trong các giao dịch trực tuyến
4. Cách kiểm tra NFC trên điện thoại
Hầu hết các hãng điện thoại lớn như: Samsung, Apple, Xiaomi, Oppo,... đều ra mắt các sản phẩm có hỗ trợ NFC. Người dùng cần đọc kỹ mô tả sản phẩm để nắm thông tin chi tiết.
Kiểm tra tương thích thiết bị:
-
Android: Hầu hết các điện thoại Android hiện đại đều hỗ trợ NFC. Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên kiểm tra thông số kỹ thuật của từng dòng máy.
-
iOS: Từ iPhone 6 trở đi, Apple đã tích hợp NFC vào các thiết bị của mình, chủ yếu dùng cho dịch vụ Apple Pay.
Hệ điều hành Android và iOS sẽ có thao tác kiểm tra NFC khác nhau.
Cách kiểm tra trên điện thoại:
-
Android: Vào mục Cài đặt > Kết nối > NFC. Nếu thấy mục này có nghĩa là điện thoại của bạn hỗ trợ NFC.
-
iOS: Vào Cài đặt > Trung tâm điều khiển > Tùy chỉnh điều khiển. Nếu thấy mục Đọc thẻ NFC có nghĩa là điện thoại của bạn hỗ trợ NFC.
Điện thoại không hỗ trợ NFC thì phải làm sao? Một số dòng điện thoại hiện nay không hỗ trợ NFC. Trong trường hợp đó, người dùng cần sử dụng cách thức truyền dữ liệu khác:
|
NFC với sự tiện lợi, an toàn, nhanh chóng đang ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt trong thanh toán di động. Chính vì vậy, giải pháp thanh toán qua NFC hứa hẹn ngày một bùng nổ trong tương lai.
VNPAY SoftPOS ứng dụng công nghệ NFC mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh NFC Android 10.0, quá trình thanh toán đã hoàn tất một cách nhanh chóng, an toàn và dễ dàng kiểm soát.
Liên hệ tư vấn và đăng ký sử dụng giải pháp thanh toán VNPAY-POS:
|